DANH MỤC
Thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của (Bộ Quốc phòng)
thực hiện tại UBND xã Ngọc kỳ
Lĩnh vực động viên quân đội |
1. | Đăng ký tạm vắng đối với phương tiện kỹ thuật đã sắp xếp trong kế hoạch bổ sung cho lực lượng thường trực của quân đội (chủ phương tiện là cá nhân) | | | 1-2 |
2. | Xóa đăng ký tạm vắng đối với phương tiện kỹ thuật đã sắp xếp trong kế hoạch bổ sung cho lực lượng thường trực của quân đội (chủ phương tiện là cá nhân) | | | 3 |
Lĩnh vực Bảo hiểm xã hội |
3. | Giải quyết chế độ hưu trí hằng tháng đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhập ngũ từ ngày 30/4/1975 trở về trước, có đủ 20 năm trở lên phục vụ trong quân đội đã phục viên, xuất ngũ trước ngày 01/4/2000 | | | 4-5 |
Lĩnh vực Dân quân tự vệ |
4. | Trợ cấp đối với dân quân bị ốm hoặc đối với thân nhân khi dân quân bị ốm dẫn đến chết | | | 6-7-8 |
5. | Trợ cấp đối với dân quân bị tai nạn hoặc đối với thân nhân khi dân quân bị tai nạn dẫn đến chết. | | | 9-10 |
Lĩnh vực Nghĩa vụ quân sự |
6. | Đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu | | | 11-12 |
7. | Đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị | | | 13-14 |
8. | Đăng ký nghĩa vụ quân sự bổ sung | | | 15-16 |
9. | Đăng ký nghĩa vụ quân sự chuyển đi khi thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập | | | 17-18 |
10. | Đăng ký nghĩa vụ quân sự chuyển đến khi thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập | | | 19 |
11. | Đăng ký nghĩa vụ quân sự tạm vắng | | | 20-21 |
12. | Đăng ký miễn gọi nhập ngũ thời chiến | | | 22-23 |
Lĩnh vực chính sách |
13. | Thủ tục giải quyết chế độ hưu trí đối với quân nhân, người làm công tác cơ yếu nhập ngũ sau ngày 30/4/1975, trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế, có đủ từ 20 năm trở lên phục vụ trong quân đội, cơ yếu đã phục viên xuất ngũ, thôi việc | | | 24-25-26 |
14. | Thủ tục giải quyết chế độ trợ cấp 1 lần đối với quân nhân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân nhập ngũ sau ngày 30/4/1975, trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế, có đủ từ 20 năm trở lên phục vụ trong quân đội, cơ yếu đã phục viên xuất ngũ, thôi việc (đối tượng từ trần) | | | 27-28-29 |
THỦ TỤC
Thủ tục đăng ký tạm vắng đối với phương tiện kỹ thuật đã sắp xếp
trong kế hoạch bổ sung cho lực lượng thường trực của quân đội
(chủ phương tiện là cá nhân)
I. THÔNG TIN
Lĩnh vực: Động viên quân đội
Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Ban Chỉ huy quân sự cấp xã.
Cơ quan phối hợp thực hiện: Các cơ quan, đơn vị liên quan
Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện
Nơi tiếp nhận: Cấp xã
Thời hạn giải quyết:
- Đối với chủ Phương tiện kỹ thuật: Trong thời hạn 30 ngày kể từ khi đưa Phương tiện kỹ thuật hoạt động ngoài địa bàn của tỉnh hoặc từ khi làm xong thủ tục cầm cố, thế chấp, cầm giữ Phương tiện kỹ thuật, chủ Phương tiện kỹ thuật (hoặc người đại diện) phải trực tiếp đến UBND cấp xã (Ban Chỉ huy quân sự cấp xã) để đăng ký Phương tiện kỹ thuật tạm vắng.
- Đối với UBND cấp xã (Ban Chỉ huy quân sự cấp xã): Trong thời hạn 01 ngày tiếp nhận đăng ký, ghi vào sổ đăng ký Phương tiện kỹ thuật tạm vắng.
Phí, lệ phí: Không
Kết quả: Xác nhận đăng ký tạm vắng đối với Phương tiện kỹ thuật đã sắp xếp trong kế hoạch bổ sung cho lực lượng thường trực của Quân đội.
II. CÁC BƯỚC
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Khi đưa Phương tiện kỹ thuật hoạt động ngoài địa bàn của tỉnh hoặc từ khi làm xong thủ tục cầm cố, thế chấp, cầm giữ Phương tiện kỹ thuật, chủ Phương tiện kỹ thuật (hoặc người đại diện) phải trực tiếp đến UBND cấp xã (Ban Chỉ huy quân sự cấp xã) để đăng ký Phương tiện kỹ thuật tạm vắng.
- Bước 2: Ban Chỉ huy quân sự cấp xã tiếp nhận đăng ký, ghi vào sổ đăng ký Phương tiện kỹ thuật tạm vắng.
b) Cách thức thực hiện:
Nộp trực tiếp tại Ban Chỉ huy quân sự cấp xã.
III. HỒ SƠ
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
Giấy tờ liên quan đến hoạt động của Phương tiện kỹ thuật hoặc cầm cố, thế chấp, cầm giữ Phương tiện kỹ thuật.
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ
IV. CĂN CỨ PHÁP LÝ
- Nghị định số 168/1999/NĐ-CP ngày 29/11/1999 của Chính phủ quy định danh mục và chế độ, thủ tục đăng ký, quản lý phương tiện kỹ thuật thuộc diện huy động bổ sung cho lực lượng thường trực của quân đội;
- Nghị định số 44/2012/NĐ-CP ngày 18/5/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định Nghị định số 168/1999/NĐ-CP ngày 29/11/1999 của Chính phủ quy định danh mục và chế độ, thủ tục đăng ký, quản lý phương tiện kỹ thuật thuộc diện huy động bổ sung cho lực lượng thường trực của Quân đội.
- Nghị định số 44/2012/NĐ-CP ngày 18/5/2012 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 168/1999/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 1999 của Chính phủ quy định danh mục và chế độ, thủ tục đăng ký, quản lý phương tiện kỹ thuật thuộc diện huy động bổ sung cho lực lượng thường trực của Quân đội
V. YÊU CẦU
Không
THỦ TỤC
Thủ tục xóa đăng ký tạm vắng đối với phương tiện kỹ thuật
đã sắp xếp trong kế hoạch bổ sung cho lực lượng thường trực của Quân đội (chủ phương tiện là cá nhân)
I. THÔNG TIN
Lĩnh vực: Động viên quân đội
Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cấp xã
Cơ quan phối hợp thực hiện: Các cơ quan, đơn vị liên quan
Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện
Nơi tiếp nhận: Cấp xã
Thời hạn giải quyết: Ngay sau khi kết thúc đăng kỳ
Phí, lệ phí: Không
II. CÁC BƯỚC
a) Trình tự thực hiện:
Bước 1: Trong thời hạn 30 ngày kể từ khi phương tiện kỹ thuật không còn hoạt động ngoài địa bàn của tỉnh hoặc không còn cầm cố, thế chấp, cầm giữ thì chủ phương tiện kỹ thuật (hoặc người đại diện) trực tiếp đến Ban CHQS cấp xã để xóa tên trong sổ đăng ký phương tiện kỹ thuật tạm vắng;
Bước 2: Ban CHQS cấp xã tiếp nhận, ghi vào sổ đăng ký phương tiện kỹ thuật tạm vắng.
b) Cách thức thực hiện:
Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Ban CHQS cấp xã.
III. HỒ SƠ
* Thành phần hồ sơ:
- Giấy thông báo phương tiện kỹ thuật hết thời hạn tạm vắng có xác nhận của tổ chức hoặc UBND xã;
- Sổ đăng ký phương tiện kỹ thuật tạm vắng;
- Giấy tờ liên quan đến hoạt động của phương tiện hoặc hết thời hạn cầm cố, thế chấp, cầm giữ phương tiện
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ
IV. CĂN CỨ PHÁP LÝ
- Nghị định 168/1999/NĐ-CP;
- Nghị định 125/2005/NĐ-CP;
- Nghị định 44/2012/NĐ-CP
V. YÊU CẦU
Không
THỦ TỤC
Giải quyết chế độ hưu trí hàng tháng đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhập ngũ từ ngày 30/4/1975 trở về trước, có đủ 20 năm trở lên phục vụ trong quân đội đã phục viên, xuất ngũ trước ngày 01/4/2000
I. THÔNG TIN
Lĩnh vực: Bảo hiểm xã hội
Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cấp xã
Cơ quan phối hợp thực hiện: Cơ quan chỉ huy quân sự các cấp huyện; tỉnh; quân khu; BTL Thủ đô Hà Nội.
Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng.
Nơi tiếp nhận: Cấp xã
Thời hạn giải quyết: 30 ngày làm việc
Phí, lệ phí: Không
II. CÁC BƯỚC
Bước 1: Đối tượng nộp các giấy tờ theo quy định cho Ban CHQS cấp xã.
Bước 2: Hồ sơ của đối tượng được thẩm định qua cơ quan quân sự các cấp huyện, tỉnh, Quân khu và gửi về Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng.
Bước 3: Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng xét duyệt, ra quyết định hưởng chế độ hưu trí.
Cách thức thực hiện: Trực tiếp làm thủ tục tại Ban CHQS cấp xã.
III. HỒ SƠ
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Đơn đề nghị của đối tượng;
- Quyết định phục viên, xuất ngũ (bản gốc) đối với đối tượng phục viên, xuất ngũ; Trường hợp quyết định không đầy đủ yếu tố xét hưởng chế độ hưu trí thì kèm theo lý lịch quân nhân hoặc lý lịch cán bộ hoặc lý lịch đảng viên;
- Các giấy tờ hồ sơ khác có liên quan: quyết định thăng quân hàm, nâng lương, đề bạt bổ nhiệm, sổ bảo hiểm xã hội … (nếu có);
- Bản khai quá trình tham gia bảo hiểm xã hội;
- Quyết định thực hiện chế độ hưu trí của Bộ Tư lệnh Quân khu;
- Công văn đề nghị của các cấp;
- Giấy giới thiệu trả lương hưu hàng tháng;
- Giấy chứng nhận hưu trí.
* Số lượng hồ sơ: 05 (bộ).
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Mẫu số 04
IV. CĂN CỨ PHÁP LÝ
- Nghị định 159/2006/NĐ-CP;
- Thông tư liên tịch số 69/2007/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC ngày 16/4/2007 của Bộ Quốc phòng, Bộ LĐTBXH, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 159/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006 của Chính phủ về việc thực hiện chế độ hưu trí đối với quân nhân trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước từ ngày 30/4/1975 trở về trước có 20 năm trở lên phục vụ quân đội đã phục viên, xuất ngũ
V. YÊU CẦU
Không
THỦ TỤC
Thủ tục trợ cấp đối với dân quân bị tai nạn hoặc đối với thân nhân
khi dân quân bị tai nạn dẫn đến chết.
I. THÔNG TIN
Lĩnh vực: Dân quân tự vệ
Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cấp xã
Cơ quan phối hợp thực hiện: Không.
Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch UBND cấp tỉnh.
Nơi tiếp nhận: Cấp xã
Thời hạn giải quyết: 35 ngày làm việc (- 05 ngày làm việc cho Ban Chỉ huy quân sự cấp xã; - 10 ngày làm việc cho Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện; - 10 ngày làm việc cho Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh; - 10 ngày làm việc cho cơ quan chức năng giải quyết chế độ (UBND cấp tỉnh).)
Phí, lệ phí: Không
II. CÁC BƯỚC
* Bước 1: Dân quân hoặc người đại diện hợp pháp của dân quân đối với trường hợp bị tai nạn dẫn đến chết, lập hồ sơ nộp trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả cấp xã;
* Bước 2: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Ban chỉ huy quân sự cấp xã có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Ban chỉ huy quân sự cấp xã phải hướng dẫn cho dân quân hoặc nhân thân, người đại diện hợp pháp của dân quân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Ban chỉ huy quân sự cấp xã gửi Ban chỉ huy quân sự cấp huyện;
* Bước 3: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện giải quyết thì Ban chỉ huy quân sự cấp huyện phải có văn bản thông báo rõ lý do cho người đề nghị biết. Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện giải quyết, Ban chỉ huy quân sự cấp huyện có trách nhiệm thẩm tra và có công văn kèm theo hồ sơ gửi cơ quan quân sự cấp tỉnh;
* Bước 4: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan quân sự cấp tỉnh có trách nhiệm thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định trợ cấp cho dân quân hoặc người đại diện hợp pháp của dân quân;
* Bước 5: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định trợ cấp, các cơ quan chức năng phải giải quyết chế độ cho dân quân hoặc người đại diện hợp pháp của dân quân.
Cách thức thực hiện:
Nộp hồ sơ và nhận kết quả trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp xã
III. HỒ SƠ
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Đơn đề nghị trợ cấp của dân quân hoặc thân nhân có ý kiến của Ban chỉ huy quân sự cấp xã và xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã (Bản chính) (Bản chính)
- Biên bản điều tra tai nạn của công an hoặc Ban chỉ huy quân sự cấp xã trở lên (Bản sao có dấu chứng thực) (Bản sao có chứng thực)
- Phiếu xét nghiệm, đơn thuốc, hóa đơn thu tiền, giấy xuất viện, giấy chứng tử đối với trường hợp tai nạn dẫn đến chết (Bản sao có dấu chứng thực) (Bản sao có chứng thực)
- Văn bản thẩm định của Ban chỉ huy quân sự cấp huyện (Bản chính). (Bản chính)
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Ghi chú thành phần hồ sơ: Khoản 2 Điều 21 Nghị định số 03/2016/NĐ-CP
IV. CĂN CỨ PHÁP LÝ
Luật số 43/2009/QH12 của Quốc hội ban hành ngày 23/11/2009 V/v Luật Dân quân tự vệ
Nghị định số 03/2016/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 05/01/2016 V/v Quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật Dân quân tự vệ Nghị định số 35/2013/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 22/04/2013 V/v quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng.
V. YÊU CẦU
Chế độ, chính sách được hưởng như sau:
a) Đối với trường hợp bị tai nạn: Trong thời gian điều trị tai nạn được hưởng như quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 21 Nghị định số 03/2016/NĐ-CP ngày 05 tháng 01 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật Dân quân tự vệ, kể cả trường hợp vết thương tái phát cho đến khi xuất viện. Nếu tai nạn làm: Suy giảm từ 5% đến 21% được hưởng trợ cấp một lần ít nhất bằng 12 lần mức lương cơ sở; bị suy giảm từ 22% đến 80%, cứ 1% suy giảm thêm thì được hưởng thêm 0,4 lần mức lương cơ sở; bị suy giảm từ 81% trở lên thì được trợ cấp một lần ít nhất bằng 60 lần mức lương cơ sở;
b) Đối với trường hợp bị tai nạn dẫn đến chết: Thân nhân được trợ cấp một lần bằng 36 lần mức lương cơ sở và người lo mai táng được nhận một lần trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng chết.
c) Cán bộ, chiến sỹ dân quân chưa tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội khi thực hiện nhiệm vụ quy định tại Khoản 4, Khoản 5, Khoản 6 Điều 8 của Luật Dân quân tự vệ và quyết định điều động của cấp có thẩm quyền được hưởng chế độ chính sách trong các trường hợp sau:
- Trong thời gian và tại nơi làm nhiệm vụ quy định tại Khoản 4, Khoản 5, Khoản 6 Điều 8 của Luật Dân quân tự vệ theo quyết định điều động của cấp có thẩm quyền;
- Ngoài nơi làm nhiệm vụ hoặc ngoài giờ làm nhiệm vụ theo mệnh lệnh của cấp có thẩm quyền;
- Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm nhiệm vụ trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.
THỦ TỤC
Thủ tục trợ cấp đối với dân quân bị ốm hoặc đối với thân nhân
khi dân quân bị ốm dẫn đến chết
I. THÔNG TIN
Lĩnh vực: Dân quân tự vệ
Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cấp xã
Cơ quan phối hợp thực hiện: không
Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện
Nơi tiếp nhận: Cấp xã
Thời hạn giải quyết: 25 ngày làm việc(- 05 ngày làm việc cho Ban Chỉ huy quân sự cấp xã; - 10 ngày làm việc cho Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện; - 10 ngày làm việc cho cơ quan chức năng giải quyết chế độ (UBND cấp huyện).)
Phí, lệ phí: Không
II. CÁC BƯỚC
* Bước 1: Dân quân hoặc người đại diện hợp pháp của dân quân đối với trường hợp ốm dẫn đến chết lập hồ sơ nộp trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả cấp xã;
* Bước 2: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Ban chỉ huy quân sự cấp xã có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Ban chỉ huy quân sự cấp xã phải hướng dẫn cho dân quân hoặc người đại diện hợp pháp của dân quân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Ban chỉ huy quân sự cấp xã gửi Ban chỉ huy quân sự cấp huyện;
* Bước 3: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ: Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện giải quyết thì Ban chỉ huy quân sự cấp huyện phải có văn bản thông báo lý do cho đối tượng biết; trường hợp hồ sơ đủ điều kiện giải quyết, Ban chỉ huy quân sự cấp huyện có trách nhiệm thẩm định, trình chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định trợ cấp cho dân quân hoặc người đại diện hợp pháp của dân quân;
* Bước 4: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định trợ cấp các cơ quan chức năng phải giải quyết chế độ ốm đau cho dân quân hoặc người đại diện hợp pháp của dân quân.
Cách thức thực hiện:
Nộp hồ sơ và nhận kết quả trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp xã
III. HỒ SƠ
* Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị trợ cấp của dân quân hoặc người đại diện hợp pháp của dân quân có ý kiến của Ban chỉ huy quân sự cấp xã và xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã (Bản chính) (Bản chính)
- Phiếu xét nghiệm, đơn thuốc, hóa đơn thu tiền, giấy xuất viện, giấy chứng tử đối với trường hợp ốm dẫn đến chết (Bản sao có dấu chứng thực) (Bản sao có chứng thực)
- Văn bản thẩm định của Ban chỉ huy quân sự cấp huyện (Bản chính) (Bản chính)
- Giấy chứng tử đối với trường hợp tai nạn dẫn đến chết (Bản sao có dấu chứng thực) (Bản sao có chứng thực)
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ
Ghi chú thành phần hồ sơ: Điều 22 Nghị định số 03/2016/NĐ-CP
IV. CĂN CỨ PHÁP LÝ
Luật số 43/2009/QH12 của Quốc hội ban hành ngày 23/11/2009 V/v Luật Dân quân tự vệ
Nghị định số 35/2013/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 22/04/2013 V/v Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng.
Nghị định số 03/2016/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 05/01/2016 V/v Quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật Dân quân tự vệ V. YÊU CẦU
- Cán bộ, chiến sỹ dân quân chưa tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội khi thực hiện nhiệm vụ quy định tại Điều 8 của Luật Dân quân tự vệ và quyết định điều động của cấp có thẩm quyền nếu bị ốm hoặc bị ốm dẫn đến chết thì được hưởng các chế độ, chính sách như sau:
+ Đối với trường hợp bị ốm: Được khám bệnh, chữa bệnh và thanh toán tiền khám bệnh, chữa bệnh như mức hưởng bảo hiểm y tế cho chiến sỹ Quân đội nhân dân Việt Nam quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 22 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế; trong thời gian điều trị được trợ cấp tiền ăn bằng mức tiền ăn cơ bản của chiến sỹ bộ binh Quân đội nhân dân Việt Nam;
+ Đối với trường hợp bị ốm dẫn đến chết: Thân nhân hoặc người lo mai táng được hỗ trợ tiền mai táng bằng 05 (năm) lần mức lương cơ sở tại tháng chết.
THỦ TỤC
Thủ tục đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu
I. THÔNG TIN
Lĩnh vực: Nghĩa vụ quân sự
Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cấp xã
Cơ quan phối hợp thực hiện: Các cơ quan, đơn vị liên quan
Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện
Nơi tiếp nhận: Cấp xã
Thời hạn giải quyết: 01 ngày làm việc
Phí, lệ phí: Không
II. CÁC BƯỚC
* Bước 1: Trước thời hạn 10 ngày, tính đến ngày đăng ký nghĩa vụ quân sự, Ban Chỉ huy quân sự cấp xã có trách nhiệm chuyển Lệnh gọi đăng ký nghĩa vụ quân sự đến công dân. Trường hợp cơ quan, tổ chức không có Ban Chỉ huy quân sự, thì người đứng đầu hoặc người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm chuyển Lệnh gọi đăng ký nghĩa vụ quân sự đến công dân;
* Bước 2: Sau khi nhận được Lệnh gọi đăng ký nghĩa vụ quân sự của Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương (sau đây gọi chung là Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện) công dân có trách nhiệm đến Ban Chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là Ban Chỉ huy quân sự cấp xã) để trực tiếp đăng ký nghĩa vụ quân sự.
* Bước 3: Trong thời hạn 01 ngày, Ban Chỉ huy quân sự cấp xã có trách nhiệm đối chiếu bản gốc giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy khai sinh; hướng dẫn công dân kê khai Phiếu tự khai sức khỏe nghĩa vụ quân sự, đăng ký các thông tin cần thiết của công dân vào Sổ danh sách công dân nam đủ 17 tuổi trong năm, Sổ đăng ký công dân sẵn sàng nhập ngũ và chuyển Giấy chứng nhận đăng ký nghĩa vụ quân sự cho công dân ngay sau khi đăng ký.
Cách thức thực hiện:
Nộp hồ sơ và nhận kết quả trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp xã
III. HỒ SƠ
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Phiếu tự khai sức khỏe nghĩa vụ quân sự (bản chính) (Bản chính)
- Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy khai sinh (Bản sao)
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
IV. CĂN CỨ PHÁP LÝ
Luật số 78/2015/QH13 của Quốc hội ban hành ngày 19/06/2015 V/v Luật nghĩa vụ quân sự
Nghị định số 13/2016/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 19/02/2016 V/v Quy định trình tự, thủ tục đăng ký và chế độ, chính sách của công dân trong thời gian đăng ký, khám, kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự.
V. YÊU CẦU
Không
THỦ TỤC
Thủ tục đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị
I. THÔNG TIN
Lĩnh vực: Nghĩa vụ quân sự
Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cấp xã
Cơ quan phối hợp thực hiện: Các cơ quan, đơn vị liên quan
Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện
Nơi tiếp nhận: Cấp xã
Thời hạn giải quyết: 01 ngày làm việc
Phí, lệ phí: Không
II. CÁC BƯỚC
* Bước 1: Trước thời hạn 10 ngày, tính đến ngày đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị, Ban Chỉ huy quân sự cấp xã có trách nhiệm chuyển Lệnh gọi đăng ký nghĩa vụ quân sự đến công dân thuộc đối tượng quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 18 Luật Nghĩa vụ quân sự vào tháng 4 hằng năm. Trường hợp cơ quan, tổ chức không có Ban Chỉ huy quân sự, thì người đứng đầu hoặc người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm chuyển Lệnh gọi đăng ký nghĩa vụ quân sự đến công dân.
* Bước 2: Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày công dân thuộc đối tượng quy định tại khoản 3 Điều 18 Luật nghĩa vụ quân sự về địa phương cư trú có trách nhiệm đến Ban Chỉ huy quân sự cấp xã để trực tiếp đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị vào các ngày trong năm (theo lịch làm việc của Ban Chỉ huy quân sự cấp xã);
* Bước 3: Trong thời hạn 01 ngày, Ban Chỉ huy quân sự cấp xã có trách nhiệm lập phiếu quân nhân dự bị, vào Sổ đăng ký quân nhân dự bị và chuyển Giấy chứng nhận đăng ký quân nhân dự bị cho công dân đã đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị.
Cách thức thực hiện:
Nộp hồ sơ và nhận kết quả trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp xã
III. HỒ SƠ
* Thành phần hồ sơ:
- Phiếu quân nhân dự bị (bản chính) (Bản chính)
- Bản sao quyết định xuất ngũ, thôi việc trong Quân đội nhân dân hoặc thôi phục vụ trong lực lượng Công an nhân dân (mang theo bản chính để đối chiếu) đối với hạ sĩ quan, binh sĩ; quân nhân chuyên nghiệp; công nhân và viên chức quốc phòng xuất ngũ, thôi việc trong Quân đội nhân dân, lực lượng Cảnh sát biển và công dân thôi phục vụ trong Công an nhân dân. (Bản sao)
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ
Ghi chú thành phần hồ sơ: (Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 13/2016/NĐ-CP) - Phiếu quân nhân dự bị (bản chính); - Bản sao quyết định xuất ngũ, thôi việc trong Quân đội nhân dân hoặc thôi phục vụ trong lực lượng Công an nhân dân (mang theo bản chính để đối chiếu) đối với hạ sĩ quan, binh sĩ; quân nhân chuyên nghiệp; công nhân và viên chức quốc phòng xuất ngũ, thôi việc trong Quân đội nhân dân, lực lượng Cảnh sát biển và công dân thôi phục vụ trong Công an nhân dân.
IV. CĂN CỨ PHÁP LÝ
Luật số 78/2015/QH13 của Quốc hội ban hành ngày 19/06/2015 V/v Luật nghĩa vụ quân sự
Nghị định số 13/2016/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 19/02/2016 V/v Quy định trình tự, thủ tục đăng ký và chế độ, chính sách của công dân trong thời gian đăng ký, khám, kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự.
V. YÊU CẦU
Không
THỦ TỤC
Thủ tục Đăng ký nghĩa vụ quân sự bổ sung
I. THÔNG TIN
Lĩnh vực: Nghĩa vụ quân sự
Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cấp xã
Cơ quan phối hợp thực hiện: Các cơ quan, đơn vị liên quan
Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện
Nơi tiếp nhận: Cấp xã
Thời hạn giải quyết: 01 ngày làm việc
Phí, lệ phí: Không
II. CÁC BƯỚC
Bước 1: Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có sự thay đổi chức vụ công tác, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, tình trạng sức khỏe và thông tin khác có liên quan đến nghĩa vụ quân sự, công dân phải trực tiếp đến Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả cấp xã (Ban Chỉ huy quân sự cấp xã) để trực tiếp đăng ký nghĩa vụ quân sự bổ sung.
* Bước 2: Trong thời hạn 01 ngày, Ban Chỉ huy quân sự cấp xã thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự bổ sung; sửa đổi, bổ sung những thông tin thay đổi của công dân vào Sổ đăng ký công dân sẵn sàng nhập ngũ, Sổ đăng ký quân nhân dự bị, Phiếu quân nhân dự bị.
Cách thức thực hiện: Người làm thủ tục trực tiếp đến tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả cấp xã.
III. HỒ SƠ
* Thành phần hồ sơ:
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký nghĩa vụ quân sự hoặc Giấy chứng nhận đăng ký quân nhân dự bị (mang theo bản chính để đối chiếu) (Bản sao)
- Bản sao các giấy tờ liên quan đến những thay đổi chức vụ công tác, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, tình trạng sức khỏe và thông tin khác có liên quan đến nghĩa vụ quân sự (mang theo bản chính để đối chiếu) (Bản sao)
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ
Ghi chú thành phần hồ sơ: Khoản 1 Điều 6 Nghị định số 13/2016/NĐ-CP
IV. CĂN CỨ PHÁP LÝ
Luật số 78/2015/QH13 của Quốc hội ban hành ngày 19/06/2015 V/v Luật nghĩa vụ quân sự
Nghị định số 13/2016/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 19/02/2016 V/v Quy định trình tự, thủ tục đăng ký và chế độ, chính sách của công dân trong thời gian đăng ký, khám, kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự.
V. YÊU CẦU
Không
THỦ TỤC
Thủ tục đăng ký nghĩa vụ quân sự chuyển đi khi thay đổi nơi cư trú
hoặc nơi làm việc, học tập
I. THÔNG TIN
Lĩnh vực: Nghĩa vụ quân sự
Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cấp xã
Cơ quan phối hợp thực hiện: Các cơ quan, đơn vị liên quan
Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện
Nơi tiếp nhận: Cấp xã
Thời hạn giải quyết: 01 ngày làm việc
Phí, lệ phí: Không
II. CÁC BƯỚC
Bước 1: Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có sự thay đổi chức vụ công tác, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, tình trạng sức khỏe và thông tin khác có liên quan đến nghĩa vụ quân sự, công dân phải trực tiếp đến Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả cấp xã (Ban Chỉ huy quân sự cấp xã) để trực tiếp đăng ký nghĩa vụ quân sự bổ sung.
* Bước 2: Trong thời hạn 01 ngày, Ban Chỉ huy quân sự cấp xã thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự bổ sung; sửa đổi, bổ sung những thông tin thay đổi của công dân vào Sổ đăng ký công dân sẵn sàng nhập ngũ, Sổ đăng ký quân nhân dự bị, Phiếu quân nhân dự bị.
Cách thức thực hiện: Người làm thủ tục trực tiếp đến tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả cấp xã.
III. HỒ SƠ
* Thành phần hồ sơ:
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký nghĩa vụ quân sự hoặc Giấy chứng nhận đăng ký quân nhân dự bị (mang theo bản chính để đối chiếu) (Bản sao)
- Bản sao các giấy tờ liên quan đến những thay đổi chức vụ công tác, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, tình trạng sức khỏe và thông tin khác có liên quan đến nghĩa vụ quân sự (mang theo bản chính để đối chiếu) (Bản sao)
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ
Ghi chú thành phần hồ sơ: Khoản 1 Điều 6 Nghị định số 13/2016/NĐ-CP
IV. CĂN CỨ PHÁP LÝ
Luật số 78/2015/QH13 của Quốc hội ban hành ngày 19/06/2015 V/v Luật nghĩa vụ quân sự
Nghị định số 13/2016/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 19/02/2016 V/v Quy định trình tự, thủ tục đăng ký và chế độ, chính sách của công dân trong thời gian đăng ký, khám, kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự.
V. YÊU CẦU
Không
THỦ TỤC
Thủ tục đăng ký nghĩa vụ quân sự chuyển đến khi thay đổi nơi cư trú
hoặc nơi làm việc, học tập
I. THÔNG TIN
Lĩnh vực: Nghĩa vụ quân sự
Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cấp xã
Cơ quan phối hợp thực hiện: Các cơ quan, đơn vị liên quan
Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện
Nơi tiếp nhận: Cấp xã
Thời hạn giải quyết: 01 ngày làm việc
Phí, lệ phí: Không
II. CÁC BƯỚC
* Bước 1: Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày đến nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập mới, công dân có trách nhiệm đến Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả cấp xã (Ban Chỉ huy quân sự cấp xã) để trực tiếp đăng ký nghĩa vụ quân sự chuyển đến. Trường hợp cơ quan, tổ chức không có Ban Chỉ huy quân sự thì người đứng đầu hoặc người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tổ chức cho công dân đăng ký nghĩa vụ quân sự chuyển đến tại nơi cư trú.
* Bước 2: Trong thời hạn 01 ngày, Ban Chỉ huy quân sự cấp xã, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm hướng dẫn cho công dân đăng ký nghĩa vụ quân sự chuyển đến; vào Sổ đăng ký công dân sẵn sàng nhập ngũ hoặc Sổ đăng ký quân nhân dự bị; lập Phiếu quân nhân dự bị.
Cách thức thực hiện:
Nộp hồ sơ và nhận kết quả trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp xã
III. HỒ SƠ
* Thành phần hồ sơ:
- Giấy giới thiệu di chuyển đăng ký nghĩa vụ quân sự hoặc Giấy giới thiệu di chuyển quân nhân dự bị (Bản chính)
- Phiếu quân nhân dự bị (Bản chính)
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ
Ghi chú thành phần hồ sơ: Điểm a Khoản 2 Điều 7 Nghị định số 13/2016/NĐ-CP
IV. CĂN CỨ PHÁP LÝ
Luật số 78/2015/QH13 của Quốc hội ban hành ngày 19/06/2015 V/v Luật nghĩa vụ quân sự
V. YÊU CẦU
Không
THỦ TỤC
Thủ tục đăng ký nghĩa vụ quân sự tạm vắng
I. THÔNG TIN
Lĩnh vực: Nghĩa vụ quân sự
Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cấp xã
Cơ quan phối hợp thực hiện: Các cơ quan, đơn vị liên quan
Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện
Nơi tiếp nhận: Cấp xã
Thời hạn giải quyết: 01 ngày làm việc
Phí, lệ phí: Không
II. CÁC BƯỚC
* Bước 1:
- Công dân đã đăng ký nghĩa vụ quân sự, khi đi khỏi nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập từ 03 tháng trở lên phải đến Ban Chỉ huy quân sự cấp xã đã đăng ký nghĩa vụ quân sự để trực tiếp đăng ký nghĩa vụ quân sự tạm vắng. Trường hợp cơ quan, tổ chức không có Ban Chỉ huy quân sự, thì người đứng đầu hoặc người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tổ chức cho công dân đăng ký nghĩa vụ quân sự tạm vắng tại nơi cư trú.
- Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày trở về nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập, công dân đã đăng ký nghĩa vụ quân sự tạm vắng phải đến Ban Chỉ huy quân sự cấp xã để trực tiếp đăng ký lại.
* Bước 2: Trong thời hạn 01 ngày, Ban Chỉ huy quân sự cấp xã có trách nhiệm làm thủ tục đăng ký nghĩa vụ quân sự tạm vắng; bổ sung các thông tin vào Sổ đăng ký công dân sẵn sàng nhập ngũ hoặc Sổ đăng ký quân nhân dự bị; lập danh sách công dân đăng ký nghĩa vụ quân sự tạm vắng hoặc đăng ký lại cho công dân (trường hợp công dân trở về);
Cách thức thực hiện:
Nộp hồ sơ và nhận kết quả trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp xã
III. HỒ SƠ
* Thành phần hồ sơ:
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký nghĩa vụ quân sự hoặc Giấy chứng nhận đăng ký quân nhân dự bị (mang theo bản chính để đối chiếu). (Bản sao) * Số lượng hồ sơ: 01 bộ
Ghi chú thành phần hồ sơ: Khoản 1 Điều 8 Nghị định số 13/2016/NĐ-CP
IV. CĂN CỨ PHÁP LÝ
Luật số 78/2015/QH13 của Quốc hội ban hành ngày 19/06/2015 V/v Luật nghĩa vụ quân sự
Nghị định số 13/2016/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 19/02/2016 V/v Quy định trình tự, thủ tục đăng ký và chế độ, chính sách của công dân trong thời gian đăng ký, khám, kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự.
V. YÊU CẦU
Không
THỦ TỤC
Thủ tục đăng ký miễn gọi nhập ngũ thời chiến.
I. THÔNG TIN
Lĩnh vực: Nghĩa vụ quân sự
Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cấp xã
Cơ quan phối hợp thực hiện: Các cơ quan, đơn vị liên quan
Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện
Nơi tiếp nhận: Cấp xã
Thời hạn giải quyết: 01 ngày làm việc
Phí, lệ phí: Không
II. CÁC BƯỚC
* Bước 1:
- Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày công dân đã đăng ký nghĩa vụ quân sự nhận được quyết định bổ nhiệm hoặc được biên chế vào chức danh thuộc diện miễn gọi nhập ngũ trong thời chiến, thì cơ quan, tổ chức nơi công dân công tác cử đại diện mang quyết định bổ nhiệm hoặc giấy xác nhận chức danh thuộc diện miễn gọi nhập ngũ trong thời chiến đến Ban Chỉ huy quân sự cấp xã để làm thủ tục đưa ra khỏi danh sách đăng ký nghĩa vụ quân sự.
- Công dân đã được đưa ra khỏi danh sách đăng ký nghĩa vụ quân sự nếu không còn giữ chức vụ hoặc chức danh thuộc diện miễn gọi nhập ngũ trong thời chiến thì cơ quan, tổ chức nơi công dân công tác cử đại diện đến Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả cấp xã để đăng ký nghĩa vụ quân sự lại.
* Bước 2: Ban Chỉ huy quân sự cấp xã có trách nhiệm đăng ký miễn gọi nhập ngũ trong thời chiến hoặc đăng ký nghĩa vụ quân sự lại.
Cách thức thực hiện:
Người đại diện của cơ quan, tổ chức làm thủ tục trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả cấp xã đăng ký miễn gọi nhập ngũ trong thời chiến
III. HỒ SƠ
* Thành phần hồ sơ:
- Bản sao Quyết định bổ nhiệm chức vụ (mang theo bản chính để đối chiếu) hoặc giấy xác nhận của người đứng đầu cơ quan, tổ chức đối với chức danh công tác thuộc diện miễn gọi nhập ngũ trong thời chiến (bản chính). (Bản chính)
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ
Ghi chú thành phần hồ sơ: (Khoản 1 Điều 9 Nghị định số 13/2016/NĐ-CP) - Bản sao Quyết định bổ nhiệm chức vụ (mang theo bản chính để đối chiếu) hoặc giấy xác nhận của người đứng đầu cơ quan, tổ chức đối với chức danh công tác thuộc diện miễn gọi nhập ngũ trong thời chiến (bản chính).
IV. CĂN CỨ PHÁP LÝ
Luật số 78/2015/QH13 của Quốc hội ban hành ngày 19/06/2015 V/v Luật nghĩa vụ quân sự
Nghị định số 13/2016/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 19/02/2016 V/v Quy định trình tự, thủ tục đăng ký và chế độ, chính sách của công dân trong thời gian đăng ký, khám, kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự.
V. YÊU CẦU
Không
THỦ TỤC
Thủ tục đăng ký miễn gọi nhập ngũ thời chiến.
I. THÔNG TIN
Lĩnh vực: Nghĩa vụ quân sự
Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cấp xã
Cơ quan phối hợp thực hiện: Các cơ quan, đơn vị liên quan
Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện
Nơi tiếp nhận: Cấp xã
Thời hạn giải quyết: 01 ngày làm việc
Phí, lệ phí: Không
II. CÁC BƯỚC
* Bước 1:
- Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày công dân đã đăng ký nghĩa vụ quân sự nhận được quyết định bổ nhiệm hoặc được biên chế vào chức danh thuộc diện miễn gọi nhập ngũ trong thời chiến, thì cơ quan, tổ chức nơi công dân công tác cử đại diện mang quyết định bổ nhiệm hoặc giấy xác nhận chức danh thuộc diện miễn gọi nhập ngũ trong thời chiến đến Ban Chỉ huy quân sự cấp xã để làm thủ tục đưa ra khỏi danh sách đăng ký nghĩa vụ quân sự.
- Công dân đã được đưa ra khỏi danh sách đăng ký nghĩa vụ quân sự nếu không còn giữ chức vụ hoặc chức danh thuộc diện miễn gọi nhập ngũ trong thời chiến thì cơ quan, tổ chức nơi công dân công tác cử đại diện đến Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả cấp xã để đăng ký nghĩa vụ quân sự lại.
* Bước 2: Ban Chỉ huy quân sự cấp xã có trách nhiệm đăng ký miễn gọi nhập ngũ trong thời chiến hoặc đăng ký nghĩa vụ quân sự lại.
Cách thức thực hiện:
Người đại diện của cơ quan, tổ chức làm thủ tục trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả cấp xã đăng ký miễn gọi nhập ngũ trong thời chiến
III. HỒ SƠ
* Thành phần hồ sơ:
- Bản sao Quyết định bổ nhiệm chức vụ (mang theo bản chính để đối chiếu) hoặc giấy xác nhận của người đứng đầu cơ quan, tổ chức đối với chức danh công tác thuộc diện miễn gọi nhập ngũ trong thời chiến (bản chính). (Bản chính)
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ
Ghi chú thành phần hồ sơ: (Khoản 1 Điều 9 Nghị định số 13/2016/NĐ-CP) - Bản sao Quyết định bổ nhiệm chức vụ (mang theo bản chính để đối chiếu) hoặc giấy xác nhận của người đứng đầu cơ quan, tổ chức đối với chức danh công tác thuộc diện miễn gọi nhập ngũ trong thời chiến (bản chính).
IV. CĂN CỨ PHÁP LÝ
Luật số 78/2015/QH13 của Quốc hội ban hành ngày 19/06/2015 V/v Luật nghĩa vụ quân sự
Nghị định số 13/2016/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 19/02/2016 V/v Quy định trình tự, thủ tục đăng ký và chế độ, chính sách của công dân trong thời gian đăng ký, khám, kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự.
V. YÊU CẦU
Không
THỦ TỤC
Thủ tục giải quyết chế độ hưu trí đối với quân nhân, người làm
công tác cơ yếu, nhập ngũ sau ngày 30/4/1975, trực tiếp tham gia
chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế, có từ đủ 20 năm
trở lên phục vụ trong quân đội, cơ yếu đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc.
I. THÔNG TIN
Lĩnh vực: Chính sách
Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Ban Chỉ huy quân sự cấp xã.
Cơ quan phối hợp thực hiện: Các cơ quan, đơn vị liên quan
Nơi tiếp nhận: Cấp xã
Thời hạn giải quyết: Tổng thời gian giải quyết ở các cấp là 61 ngày làm việc, cụ thể:
- UBND cấp xã: Không quá 07 ngày làm việc;
- Ban CHQS cấp huyện: Không quá 07 ngày làm việc;
- Bộ CHQS tỉnh: Không quá 07 ngày làm việc;
- Bộ Tư lệnh quân khu, BTL Thủ đô Hà Nội: Không quá 10 ngày làm việc;
- Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng: Không quá 30 ngày làm việc.
Phí, lệ phí: Không
Kết quả: Xác nhận đăng ký tạm vắng đối với Phương tiện kỹ thuật đã sắp xếp trong kế hoạch bổ sung cho lực lượng thường trực của Quân đội.
II. CÁC BƯỚC
a) Trình tự thực hiện:
Bước 1: Đối tượng trực tiếp nộp hồ sơ theo quy định cho UBND cấp xã nơi đăng ký hộ khẩu thường trú theo từng đợt (mỗi đợt vào ngày đầu tuần trong tuần đầu, tháng đầu của mỗi quý);
Bước 2: UBND cấp xã tổng hợp, lập hồ sơ báo cáo Ban CHQS cấp huyện;
Bước 3: Ban CHQS cấp huyện hoàn thành việc xét duyệt, tổng hợp báo cáo Bộ CHQS tỉnh;
Bước 4: Bộ CHQS tỉnh hoàn thành việc xét duyệt, hoàn thiện 05 bộ hồ sơ báo cáo Bộ Tư lệnh Quân khu tiếp nhận hồ sơ do Ban CHQS cấp huyện báo cáo (qua Cục Chính trị);
Bước 5: Cấp Quân khu hoàn thành việc thẩm định, hoàn thiện hồ sơ chuyển Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng;
Bước 6: Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng tiến hành xét duyệt, ra quyết định hưởng chế độ hưu trí hàng tháng cho các đối tượng, chuyển hồ sơ đến Bảo hiểm xã hội Việt Nam và các cơ quan, đơn vị, đối tượng theo quy định.
b. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ cho UBND xã nơi đối tượng đăng ký hộ khẩu thường trú.
III. HỒ SƠ
* Thành phần:
- Đơn đề nghị hưởng chế độ hưu trí (01 bản bản chính).
- Một hoặc một số giấy tờ làm căn cứ xét duyệt, đủ yếu tố chứng minh đúng đối tượng, điều kiện hưởng chế độ và thời gian công tác của đối tượng (bản chính hoặc bản sao của cấp có thẩm quyền) như:
- Quyết định phục viên, xuất ngũ, thôi việc, chuyển ngành, chuyển sang công tác khác trong tổ chức cơ yếu hoặc chuyển sang công nhân viên chức quốc phòng, quyết định của cơ quan có thẩm quyền cử đi lao động hợp tác quốc tế;
- Lý lịch quân nhân, lý lịch cán bộ công chức, viên chức, lý lịch cán bộ hoặc bản trích yếu 63 đối với sĩ quan; lý lịch đảng viên;
- Phiếu lập sổ trợ cấp phục viên, xuất ngũ, chuyển ngành; sổ bảo hiểm xã hội; quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh và trợ cấp thương tật hoặc bản trích lục hồ sơ thương tật (đối với thương binh);
- Giấy xác nhận quá trình công tác của cơ quan, đơn vị cũ trước khi quân nhân phục viên, xuất ngũ, chuyển ngành, thôi việc do thủ trưởng cơ quan, đơn vị từ cấp Trung đoàn và tương tương trở lên theo phân cấp quản lý đối tượng trước khi phục viên, xuất ngũ hoặc cử đi lao động hợp tác quốc tế, chuyển ngành hoặc chuyển sang công nhân viên chức quốc phòng, ký, đóng dấu, kèm theo bản photocoppy hồ sơ của đối tượng hoặc danh sách đăng ký, quản lý đối tượng mà cơ quan, đơn vị đang lưu trữ để làm căn cứ xác nhận; đối với các đối tượng còn giấy tờ, hồ sơ gốc tại đơn vị cũ thì đơn vị cũ thực hiện việc cấp lại cho đối tượng theo quy định của pháp luật về công chứng, chứng thực hiện hành. Trường hợp cơ quan, đơn vị cũ đã sáp nhập hoặc giải thể thì do cơ quan, đơn vị mới được thành lập sau sáp nhập hoặc cấp trên trực tiếp của cơ quan, đơn vị đã giải thể xác nhận, cấp lại.
* Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
IV. CĂN CỨ PHÁP LÝ
- Nghị định 23/2012/NĐ-CP;
- Thông tư liên tịch số 102/2012/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC ngày 19/10/2012 của Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động Thương binh Xã hội, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số chế độ đối với quân nhân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Cămpuchia, giúp bạn Lào sau ngày 30/4/1975 có từ đủ 20 năm trở lên phục vụ trong Quân đội, cơ yếu đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc.
V. YÊU CẦU
- Quân nhân, người làm công tác cơ yếu nhập ngũ, tuyển dụng sau ngày 30/4/1975, trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế, có từ đủ 20 năm trở lên công tác trong quân đội, cơ yếu đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc.
- Không thuộc diện đang hưởng chế độ hưu trí, mất sức lao động, bệnh binh hàng tháng.
- Không thuộc các trường hợp sau: Đào ngũ, đầu hàng, phản bội, chiêu hồi; vi phạm pháp luật hiện đang thi hành án tù giam, tù chung thân hoặc đã bị kết án về một trong các tội xâm phạm an ninh quốc gia mà chưa được xoá án tích; bị tước danh hiệu quân nhân, bị buộc thôi việc; xuất cảnh trái phép, định cư ở nước ngoài bất hợp pháp hoặc bị toà án tuyên là mất tích.
THỦ TỤC
Thủ tục giải quyết chế độ trợ cấp một lần đối với quân nhân,
người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân,
công an nhân dân nhập ngũ sau ngày 30/4/1975, trực tiếp tham gia
chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế có từ đủ 20 năm
trở lên phục vụ trong Quân đội, cơ yếu đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc (đối tượng từ trần).
I. THÔNG TIN
Lĩnh vực: Chính sách
Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cấp xã
Cơ quan phối hợp thực hiện: Các cơ quan, đơn vị liên quan
Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện
Nơi tiếp nhận: Cấp xã
Thời hạn giải quyết: Ngay sau khi kết thúc đăng kỳ
Phí, lệ phí: Không
II. CÁC BƯỚC
a) Trình tự thực hiện:
Bước 1: Thân nhân đối tượng nộp hồ sơ theo quy định cho UBND cấp xã nơi đăng ký hộ khẩu thường trú theo từng đợt (mỗi đợt vào ngày đầu tuần trong tuần đầu, tháng đầu của mỗi quý);
Bước 2: UBND cấp xã tổng hợp, lập hồ sơ báo cáo Ban CHQS cấp huyện;
Bước 3: Ban CHQS cấp huyện hoàn thành việc xét duyệt, tổng hợp báo cáo Bộ CHQS tỉnh;
Bước 4: Bộ CHQS tỉnh hoàn thành việc xét duyệt, hoàn thiện 05 bộ hồ sơ báo cáo Bộ Tư lệnh quân khu; Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội tiếp nhận hồ sơ do Ban CHQS cấp huyện báo cáo (qua Cục Chính trị);
Bước 5: Cấp quân khu, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội hoàn thành việc thẩm định, hoàn thiện hồ sơ chuyển Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng;
Bước 6: Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng tiến hành xét duyệt, ra quyết định hưởng chế độ trợ cấp một lần cho các đối tượng, chuyển hồ sơ đến Bảo hiểm xã hội Việt Nam và các cơ quan, đơn vị, đối tượng theo quy định.
b) Cách thức thực hiện:
Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Ban CHQS cấp xã.
III. HỒ SƠ
* Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị hưởng chế độ một lần (01 bản chính).
- Một hoặc một số giấy tờ làm căn cứ xét duyệt, đủ yếu tố chứng minh đúng đối tượng, điều kiện hưởng chế độ và thời gian công tác của đối tượng (bản chính hoặc bản sao của cấp có thẩm quyền) như:
+ Quyết định phục viên, xuất ngũ, thôi việc, chuyển ngành, chuyển sang công tác khác trong tổ chức cơ yếu hoặc chuyển sang công nhân viên chức quốc phòng, quyết định của cơ quan có thẩm quyền cử đi lao động hợp tác quốc tế;
+ Lý lịch quân nhân, lý lịch cán bộ công chức, viên chức, lý lịch cán bộ hoặc bản trích yếu 63 đối với sĩ quan; lý lịch đảng viên;
+ Phiếu lập sổ trợ cấp phục viên, xuất ngũ, chuyển ngành; sổ bảo hiểm xã hội; quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh và trợ cấp thương tật hoặc bản trích lục hồ sơ thương tật (đối với thương binh);
+ Giấy xác nhận quá trình công tác của cơ quan, đơn vị cũ trước khi quân nhân phục viên, xuất ngũ, chuyển ngành, thôi việc do thủ trưởng cơ quan, đơn vị từ cấp Trung đoàn và tương tương trở lên theo phân cấp quản lý đối tượng trước khi phục viên, xuất ngũ hoặc cử đi lao động hợp tác quốc tế, chuyển ngành hoặc chuyển sang công nhân viên chức quốc phòng, ký, đóng dấu, kèm theo bản photocoppy hồ sơ của đối tượng hoặc danh sách đăng ký, quản lý đối tượng mà cơ quan, đơn vị đang lưu trữ để làm căn cứ xác nhận; đối với các đối tượng còn giấy tờ, hồ sơ gốc tại đơn vị cũ thì đơn vị cũ thực hiện việc cấp lại cho đối tượng theo quy định của pháp luật về công chứng, chứng thực hiện hành. Trường hợp cơ quan, đơn vị cũ đã sáp nhập hoặc giải thể thì do cơ quan, đơn vị mới được thành lập sau sáp nhập hoặc cấp trên trực tiếp của cơ quan, đơn vị đã giải thể xác nhận, cấp lại.
- Giấy chứng tử hoặc giấy báo tử (bản chính hoặc bản sao, 01 bản).
- Bản chính giấy ủy quyền (nếu có).
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ
IV. CĂN CỨ PHÁP LÝ
- Nghị định 23/2012/NĐ-CP;
- Thông tư liên tịch số 102/2012/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC ngày 19/10/2012 của Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động Thương binh Xã hội, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số chế độ đối với quân nhân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Cămpuchia, giúp bạn Lào sau ngày 30/4/1975 có từ đủ 20 năm trở lên phục vụ trong Quân đội, cơ yếu đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc.
V. YÊU CẦU
- Quân nhân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân nhập ngũ, tuyển dụng sau ngày 30/4/1975, trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế, có từ đủ 20 năm trở lên phục vụ trong Quân đội, cơ yếu đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc (đối tượng đã từ trần).
- Không thuộc diện đang hưởng chế độ hưu trí, mất sức lao động, bệnh binh hàng tháng.
- Không thuộc các trường hợp sau: Đào ngũ, đầu hàng, phản bội, chiêu hồi; bị tước danh hiệu quân nhân, bị buộc thôi việc; từ trần khi thi hành án tù hoặc từ trần khi ở tại nước ngoài do đi bất hợp pháp hoặc bị toà án tuyên là mất tích./.