LĨNH VỰC THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ HỢP TÁC
1. Thủ tục Thông báo thành lập tổ hợp tác
a, Thông tin thủ tục
Lĩnh vực: | Lĩnh vực Thành lập và hoạt động của tổ hợp tác |
Cơ quan ban hành: | UBND Tỉnh Hải Dương |
Cơ quan trực tiếp thực hiện: | UBND cấp Xã |
Cách thức thực hiện: | Trực tiếp tại cơ quan hành chính nhà nước |
Thời hạn giải quyết: | Ngay tại thời điểm nhận hồ sơ. |
Lệ phí: | không |
Đối tượng thực hiện: | Tổ chức |
Kết quả thực hiện: | Ủy ban nhân dân cấp xã ghi nhận thành lập tổ hợp tác vào sổ theo dõi |
b, Các bước
Bước 1: Nộp hồ sơ
Tổ trưởng tổ hợp tác hoặc người đại diện theo ủy quyền của tổ hợp tác gửi thông báo thành lập tổ hợp tác đến Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi tổ hợp tác dự định thành lập.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ
Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp nhận hồ sơ thông báo thành lập tổ hợp tác.
Bước 3: Xử lý hồ sơ
Sau khi tiếp nhận hồ sơ thông báo thành lập tổ hợp tác, Ủy ban nhân dân cấp xã cập nhật vào Sổ theo dõi về việc thành lập và hoạt động của tổ hợp tác các thông tin có liên quan
c, Hồ sơ
Trường hợp người đại diện theo ủy quyền của tổ hợp tác nộp thông báo thì cần có:
Giấy thông báo thành lập tổ hợp tác;
Hợp đồng hợp tác;
Văn bản ủy quyền của một trăm phần trăm (100 %) tổng số thành viên tổ hợp tác.
Trường hợp tổ trưởng tổ hợp tác nộp thông báo thì cần có:
Giấy thông báo thành lập tổ hợp tác;
Hợp đồng hợp tác;
Biên bản cuộc họp tổ hợp tác về việc bầu tổ trưởng.
Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ
d, Căn cứ pháp lý
Bộ Luật dân sự 91/2015/QH13 ngày 24-11-2015
Về tổ hợp tác 77/2019/NĐ-CP ngày 10-10-2019
e, Yêu cầu
- Ngành, nghề sản xuất, kinh doanh mà pháp luật không cấm; trừ trường hợp kinh doanh ngành, nghề yêu cầu phải có điều kiện;
- Tên của tổ hợp tác được đặt theo quy định tại Điều 13 của Nghị định 77/2019/NĐ-CP:
1. Tổ hợp tác có quyền chọn tên, biểu tượng của mình phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều này và không trùng lặp với tên, biểu tượng của tổ hợp tác khác trong địa bàn cấp xã. 2. Tên của tổ hợp tác chỉ bao gồm hai thành tố sau đây:
a) Loại hình “Tổ hợp tác”;
b) Tên riêng của tổ hợp tác. Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, có thể kèm theo chữ số, ký hiệu. Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên riêng cho tổ hợp tác. Không được sử dụng các cụm từ gây nhầm lẫn với các loại hình tổ chức khác theo quy định của pháp luật Việt Nam để đặt tên tổ hợp tác.
- Hồ sơ thông báo thành lập có đầy đủ giấy tờ và nội dung các giấy tờ đó được kê khai đầy đủ theo quy định của pháp luật.
2. Thủ tục Thông báo thay đổi tổ hợp tác
a, Thông tin thủ tục
Lĩnh vực: | Lĩnh vực Thành lập và hoạt động của tổ hợp tác |
Cơ quan ban hành: | UBND Tỉnh Hải Dương |
Cơ quan trực tiếp thực hiện: | UBND cấp Xã |
Cách thức thực hiện: | Trực tiếp tại cơ quan hành chính nhà nước |
Thời hạn giải quyết: | Ngay tại thời điểm tiếp nhận hồ sơ. |
Lệ phí: | không |
Đối tượng thực hiện: | Tổ chức |
Kết quả thực hiện: | Cập nhật thông tin trong Sổ theo dõi về việc thành lập và hoạt động của tổ hợp tác. |
b, Các bước
Bước 1: Nộp hồ sơ
Tổ trưởng tổ hợp tác hoặc người đại diện theo ủy quyền của tổ hợp tác nộp thông báo thay đổi tổ hợp tác đến Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi tổ hợp tác thành lập.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ
Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp nhận hồ sơ thông báo thay đổi tổ hợp tác.
Bước 3: Xử lý hồ sơ
Sau khi tiếp nhận hồ sơ thông báo thay đổi tổ hợp tác, Ủy ban nhân dân cấp xã cập nhật vào Sổ theo dõi về việc thành lập và hoạt động của tổ hợp tác các thông tin có liên quan.
c, Hồ sơ
Trường hợp người đại diện theo ủy quyền của tổ hợp tác nộp thông báo thì cần có:
Giấy thông báo thay đổi tổ hợp tác;
Hợp đồng hợp tác;
Văn bản ủy quyền của một trăm phần trăm (100 %) tổng số thành viên tổ hợp tác.
Trường hợp tổ trưởng tổ hợp tác nộp thông báo thì cần có:
Giấy thông báo thay đổi tổ hợp tác;
Hợp đồng hợp tác;
Biên bản cuộc họp tổ hợp tác về việc bầu tổ trưởng.
Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ
d, Căn cứ pháp lý
Bộ luật dân sự ngày 24 tháng 11 năm 2015;
Nghị định số 77/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2019 của Chính phủ về tổ hợp tác
e, Yêu cầu
- Ngành, nghề sản xuất, kinh doanh mà pháp luật không cấm; trừ trường hợp kinh doanh ngành, nghề yêu cầu phải có điều kiện;
- Tên của tổ hợp tác được đặt theo quy định tại Điều 13 của Nghị định 77/2019/NĐ-CP:
“1. Tổ hợp tác có quyền chọn tên, biểu tượng của mình phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều này và không trùng lặp với tên, biểu tượng của tổ hợp tác khác trong địa bàn cấp xã.
2. Tên của tổ hợp tác chỉ bao gồm hai thành tố sau đây:
a) Loại hình “Tổ hợp tác”;
b) Tên riêng của tổ hợp tác. Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, có thể kèm theo chữ số, ký hiệu. Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên riêng cho tổ hợp tác. Không được sử dụng các cụm từ gây nhầm lẫn với các loại hình tổ chức khác theo quy định của pháp luật Việt Nam để đặt tên tổ hợp tác.”
- Hồ sơ thông báo có đầy đủ giấy tờ và nội dung các giấy tờ đó được kê khai đầy đủ theo quy định của pháp luật.
3. Thủ tục Thông báo chấm dứt hoạt động của tổ hợp tác
a, Thông tin thủ tục
Lĩnh vực: | Lĩnh vực Thành lập và hoạt động của tổ hợp tác |
Cơ quan ban hành: | UBND Tỉnh Hải Dương |
Cơ quan trực tiếp thực hiện: | UBND cấp Xã |
Cách thức thực hiện: | Trực tiếp tại cơ quan hành chính nhà nước |
Thời hạn giải quyết: | Ngay tại thời điểm tiếp nhận hồ sơ. |
Lệ phí: | không |
Đối tượng thực hiện: | Tổ chức |
Kết quả thực hiện: | Ủy ban nhân dân cấp xã cập nhật các thay đổi và biến động của tổ hợp tác vào sổ theo dõi. |
b, Các bước
Bước 1: Nộp hồ sơ
Tổ trưởng tổ hợp tác hoặc người đại diện theo ủy quyền của tổ hợp tác nộp thông báo chấm dứt hoạt động của tổ hợp tác đến Ủy ban nhân dân cấp xã
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ
Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp nhận hồ sơ thông báo chấm dứt hoạt động của tổ hợp tác.
Bước 3: Xử lý hồ sơ
Sau khi tiếp nhận hồ sơ thông báo chấm dứt hoạt động của tổ hợp tác, Ủy ban nhân dân cấp xã cập nhật vào Sổ theo dõi về việc thành lập và hoạt động của tổ hợp tác các thông tin có liên quan.
c, Hồ sơ
Trường hợp người đại diện theo ủy quyền của tổ hợp tác nộp thông báo thì cần có:
Giấy thông báo về việc chấm dứt hoạt động của tổ hợp tác;
Văn bản ủy quyền của một trăm phần trăm (100 %) tổng số thành viên tổ hợp tác;
Biên bản cuộc họp thành viên tổ hợp tác về việc chấm dứt hoạt động của tổ hợp tác.
Trường hợp tổ trưởng tổ hợp tác nộp thông báo thì cần có:
Giấy thông báo về việc chấm dứt hoạt động của tổ hợp tác;
Biên bản cuộc họp tổ hợp tác về việc bầu tổ trưởng;
Biên bản cuộc họp thành viên tổ hợp tác về việc chấm dứt hoạt động của tổ hợp tác.
Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ
d, Căn cứ pháp lý
Bộ Luật Dân sự 91/2015/QH13 ngày 24/11/2015
Về tổ hợp tác 77/2019/NĐ-CP ngày 10/10/2019.
e, Yêu cầu
- Hồ sơ thông báo có đầy đủ giấy tờ và nội dung các giấy tờ đó được kê khai đầy đủ theo quy định của pháp luật;
- Thông tin của tổ hợp tác đã được kê khai đầy đủ vào các giấy tờ trong hồ sơ thông báo thành lập hoặc thay đổi tổ hợp tác và được cập nhật vào Sổ theo dõi thành lập và hoạt động của tổ hợp tác theo quy định của pháp luật.